Tìm hiểu về an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến an ninh mạng
Thực tế cho thấy rằng các mối đe dọa về an ninh mạng, an toàn thông tin đã trở thành nỗi lo lắng của không ít tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân. Mỗi cuộc tấn công mạng làm tổn thất rất nhiều chi phí, bất kể quy mô nào. Kiến thức về an ninh mạng là vô cùng quan trọng để một doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tự bảo vệ mình trước những cuộc tấn công mạng.

Thực tế cho thấy rằng các mối đe dọa về an ninh mạng, an toàn thông tin đã trở thành nỗi lo lắng của không ít tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân. Mỗi cuộc tấn công mạng làm tổn thất rất nhiều chi phí, bất kể quy mô nào. Kiến thức về an ninh mạng là vô cùng quan trọng để một doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tự bảo vệ mình trước những cuộc tấn công mạng. 

Hiểu thế nào là an ninh mạng?

An ninh mạng (Cybersecurity) là hoạt động bảo vệ máy tính, máy chủ, thiết bị di động, hệ thống điện tử, mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công nguy hiểm, còn được gọi là bảo mật công nghệ thông tin hoặc bảo mật thông tin điện tử. 

Mục đích của an ninh mạng là giảm nguy cơ bị tấn công mạng và bảo vệ chống lại việc khai thác trái phép các hệ thống, mạng và công nghệ.

An ninh mạng thường bị nhầm lẫn với bảo mật thông tin (Information security). An ninh mạng chỉ tập trung vào việc bảo vệ hệ thống máy tính khỏi bị truy cập trái phép, bị hư hỏng hoặc không thể truy cập được. Còn bảo mật thông tin là một phạm trù rộng hơn nhằm bảo vệ tất cả các tài sản thông tin, cho dù ở dạng bản cứng hay dạng kỹ thuật số.


Các loại an ninh mạng phổ biến

Tùy thuộc vào nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ kinh doanh đến điện toán di động mà chia an ninh mạng (Cybersecurity) thành một số loại phổ biến.

Bảo mật mạng (Network security). Là hoạt động bảo vệ mạng máy tính khỏi những kẻ xâm nhập, cho dù là những kẻ tấn công có chủ đích hay phần mềm độc hại cơ hội.

Ứng dụng bảo mật (Application security). Là phần mềm bảo vệ các thiết bị tránh các nguy cơ xâm hại và đe dọa bởi các mối nguy hiểm. Ứng dụng bảo mật luôn cập nhật phiên bản mới để có thể bảo vệ ứng dụng bởi các mối đe dọa.

Bảo mật thông tin (Information Security). Dữ liệu là phần quan trọng nhất của hệ thống mạng và ứng dụng. Bảo mật thông tin giúp bảo vệ tính toàn vẹn và quyền riêng tư của dữ liệu, cả trong quá trình lưu trữ và chuyển tiếp.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tăng cường bảo vệ thông tin và dữ liệu khách hàng bằng việc tạo lớp bảo mật riêng biệt nhằm đảo bảo sự riêng tư và an toàn dữ liệu thông tin cá nhân, thông tin khách hàng…

Bảo mật đám mây (Cloud Security) 

Bảo mật đám mây liên quan đến công nghệ và quy trình bảo mật trên môi trường điện toán đám mây chống lại các mối đe dọa bên trong và bên ngoài. Theo McAfee (Công ty phần mềm an ninh toàn cầu của Mỹ), các hệ thống bảo mật này được thiết kế để ngăn chặn truy cập trái phép và giữ cho dữ liệu và ứng dụng trên đám mây an toàn trước các mối đe dọa an ninh mạng.

Bảo mật Vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT Security)

Bảo mật IoT liên quan đến việc bảo mật các thiết bị và mạng thông minh được kết nối với IoT. Những thiết bị này bao gồm thiết bị gia dụng, cảm biến, tivi, bộ định tuyến, máy in và vô số thiết bị mạng gia đình khác. Bảo mật các thiết bị này rất quan trọng và theo một nghiên cứu của Bloomberg (Công ty dữ liệu và truyền thông của Mỹ), bảo mật là một trong những rào cản lớn nhất đối với việc thích ứng IoT trên diện rộng.

Phục hồi dữ liệu và tính liên tục

Trong hệ thống, phần mềm nào cũng sẽ gặp phải những rủi ro như xảy ra lỗi và mất dữ liệu, dẫn tới những hậu quả lớn ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần có cách ứng phó với các sự cố an ninh mạng hoặc bất kỳ sự kiện nào gây ra mất hoạt động dữ liệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tính liên tục trong vận hành hoạt động dù có thể doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng không đủ nguồn lực nhất định.

Đào tạo người dùng cuối (End-user Education)

Một số vấn đề về an ninh mạng không chỉ đến từ lỗi do bên quản lý thông tin mà có thể xuất phát từ End-user (người dùng cuối). Bất kỳ ai cũng có thể vô tình đưa virus vào hệ thống an toàn khác nếu không tuân thủ các phương pháp bảo mật tốt. Hướng dẫn End-user xóa các tệp email đính kèm đáng ngờ, không tùy tiện cắm ổ USB khi chưa xác định, không cài phần mềm độc hại và nhiều bài học khác liên quan đến bảo mật.

Các loại tấn công an ninh mạng

Phishing 

Là dạng tấn công mạng bằng những tin nhắn độc hại (thường là email, sms) chứa các liên kết độc hại. Mục đích của những tin nhắn gửi đến là đánh cắp dữ liệu nhạy cảm như số thẻ tín dụng, thông tin đăng nhập, thông tin cá nhân khác… khi nhấp vào đường liên kết trong tin nhắn được gửi. Đây là kiểu tấn công mạng phổ biến và có thể tự bảo vệ thông qua các giải pháp phần mềm lọc email độc hại.

Ransomware

Là một loại phần mềm độc hại. Nó được thiết kế để tống tiền bằng cách chặn quyền truy cập vào các tệp hoặc hệ thống máy tính cho đến khi tiền chuộc được trả. Có thể trả tiền chuộc cũng không đảm bảo rằng các tệp sẽ được khôi phục hoặc hệ thống được khôi phục.

Malware 

Là một loại phần mềm được thiết kế để truy cập trái phép hoặc gây thiệt hại cho máy tính. Ví dụ phần mềm gián điệp, phần mềm tống tiền và virus.

Denial of Service (DoS)

Tin tặc tràn ngập mạng hoặc hệ thống của bạn với nhiều thông tin dư thừa nhằm làm quá tải và buộc hệ thống của bạn phải dừng lại.

Distributed Denial of Service (DDoS)

Nghĩa tiếng Việt là từ chối dịch vụ phân tán. Tấn công DDoS là nỗ lực làm sập một dịch vụ trực tuyến bằng cách làm tràn ngập nó với traffic từ nhiều nguồn.

Man in the middle (MitM) 

Là một thuật ngữ chung để chỉ những cuộc tấn công mà hacker sẽ đứng ở giữa người dùng và ứng dụng trong quá trình giao tiếp, nhằm nghe trộm hoặc mạo danh một trong các bên để đánh cắp các thông tin cá nhân. Tấn công MitM sẽ làm gián đoạn kết nối, thường là qua mạng wifi công cộng không an toàn và sau đó đánh cắp dữ liệu nhạy cảm.

Một số cách bảo mật an ninh mạng

Một vài cách giúp doanh nghiệp và cá nhân có thể bảo vệ trước các mối đe dọa tấn công từ kể xấu trên an ninh mạng.

  • Cập nhật phần mềm và hệ điều hành đang sử dụng. Các bản cập nhật mới thường sẽ được vá các lỗ hổng bảo mật mới nhất.
  • Sử dụng phần mềm diệt vi rút: Các giải pháp bảo mật như Kaspersky Total Security sẽ phát hiện và loại bỏ các mối đe dọa. Luôn cập nhật phần mềm của bạn để có mức độ bảo vệ tốt nhất.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh: Đảm bảo mật khẩu của bạn không dễ đoán.
  • Không mở tệp đính kèm email từ những người gửi không xác định: Chúng có thể bị nhiễm phần mềm độc hại.
  • Không nhấp vào các liên kết trong email từ những người gửi không xác định hoặc các trang web lạ: Đây là cách phổ biến khiến phần mềm độc hại lây lan.
  • Tránh sử dụng mạng WiFi không an toàn ở những nơi công cộng: Mạng không an toàn khiến bạn dễ bị tấn công trung gian.

Các nhận thức về an ninh mạng dần thay đổi khiến các doanh nghiệp có sự chú trọng hơn và đầu tư nhiều vào an ninh mạng trong tương lai. Các doanh nghiệp, tổ chức cần xem xét lại chiến lược an ninh mạng với trọng tâm là thế trận phòng thủ an ninh mạng tổng thể. Một vài mục đầu tư khác mà các doanh nghiệp, tổ chức nên tham gia khảo sát và xem xét: Việc truy cập mạng, bảo mật đám mây, xác minh người dùng và thiết bị.



Chat GPT là gì? Tất tần tật về công cụ tích hợp trí tuệ nhân tạo Chat GPT