Lĩnh vực kiểm thử phần mềm là một lĩnh vực rất thú vị khi làm việc, tuy nhiên cũng có khi các tester - những người thực hiện việc kiểm thử cảm thấy khó hiểu trước một rừng những thuật ngữ chung của ngành phần mềm. Khi được hỏi “Sự khác nhau giữa Test Case và Test Scenario là gì?”, rất nhiều người tỏ ra bối rối khi phải trả lời câu hỏi đó một cách chuẩn xác, nên người viết sẽ đưa ra một vài định nghĩa và cách phân biệt những thuật ngữ kiểm thử phần mềm cơ bản, bắt đầu với Test Case và Test Scenario và sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này.
Test Case có nghĩa là “Cần được test như thế nào?” và Test Scenario là “Cái gì cần được test?”
Vậy hãy thử xem qua định nghĩa về Test Case và Test Scenario:
Test case: là một tập hợp các điều kiện hoặc các biến mà tester sẽ xác định xem liệu một ứng dụng, một hệ thống phần mềm hay một trong những chức năng của nó có chạy đúng như nó được thiết lập theo mục đích vốn có hay không.
Test scenario: một quá trình thử nghiệm toàn diện (tức là trên tất cả mọi khía cạnh, mọi hoàn cảnh) là bất khả thi bởi khối lượng dữ liệu khổng lồ chồng chéo và những đường hướng phức tạp trong phần mềm. Chính vì vậy scenario testing - kịch bản thử nghiệm cho phép chúng ta chắc chắn rằng chức năng của một ứng dụng được kiểm thử từ đầu đến cuối được đảm bảo là sẽ chạy đúng như dự kiến. Và cũng để kiểm tra xem tất cả các luồng kinh doanh có làm việc đúng như mong đợi hay không. Trong scenario testing, tester cần phải đặt bản thân vào vị trí của người sử dụng cuối cùng để kiểm tra và chạy các chức năng của sản phẩm. Việc chuẩn bị các scenario - kịch bản là phần quan trọng nhất đối với các tester, để làm được thì tester sẽ cần tới sự tư vấn hoặc giúp đỡ từ phía khách hàng và các lập trình viên.
Sự khác nhau giữa Test Case và Test Scenario
Dưới đây là ví dụ nhanh về cách viết test case và test scenario
Ví dụ 1:
Yêu cầu test chức năng bắt wifi trên điện thoại của bạn:
Ví dụ 2:
Yêu cầu mẫu: Sử dụng case ID là UC 0001 - xác nhận và hợp thức hóa tính công năng khép kín của một website thương mại điện tử. Chỉ có khách hàng đã đăng ký mới được đăng nhập vào trang, sử dụng chứng chỉ có hiệu lực và tạo lệnh đặt hàng.
Test scenario
Test case
Thông qua hai ví dụ trên, hy vọng bạn đã có thể phân biệt và hiểu rõ hơn về Test Case và Test Scenario. Việc sử dụng Test Case hay Test Scenario sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh và tester cần phải dựa vào đặc điểm của từng loại để quyết định.