Business Analyst (BA) là gì?
BA là gì? Có bao giờ bạn đọc được những thuật ngữ như thế này nhưng lại thắc mắc nó có nghĩa là như thế nào và đóng vai trò gì trong một công ty? Bài viết dưới đây sẽ làm bạn hiểu thêm về định nghĩa ba là gì nhé!

 Business Analyst (BA) là gì?
Business Analyst hay được viết tắt là “BA”, có nghĩa là một “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. BA chính là người đứng giữa, kết nối khách hàng với bên kinh doanh và đội kỹ thuật của doanh nghiệp. Hiện nay để định nghĩa đc BA là gì thì BA được chia làm 3 chuyên môn chính như sau:

Management Analyst – Chuyên gia tư vấn quản lý
Chuyên gia tư vấn quản lý là người chuyên đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả của công ty hoặc tổ chức. Họ tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức hoặc công ty có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.

Systems Analyst – chuyên viên phân tích hệ thống
Là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng technical. Nhóm người này xác định những cải tiến cần thiết của công ty, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và chuyển giao cho người khác sử dụng hệ thống.

Data Analyst – chuyên gia phân tích dữ liệu
Là người sẽ thu thập thông tin và kết quả, sau đó trình bày những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc bảng biểu và báo cáo lên trên. Tiếp theo họ sẽ sử dụng các dữ liệu này để xác định xu hướng và dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra.


Business Analyst là làm gì?
Công việc của BA chia làm những giai đoạn như sau:

1. Làm việc với khách hàng, nghe và hiểu mong muốn của họ. Từ đó gợi ý, lên yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, tạo dựng các quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.

2. Bước chuyển giao thông tin cho nội bộ team. Bao gồm cả team phát triển dự án như PM, Dev, QC,… hay những team liên quan cho dù là team làm cái module nhỏ nhất.

3. Management sự thay đổi của các requirement. Bản chất của Business là luôn thay đổi, vì vậy sẽ có những yêu cầu theo thời gian cần phải được update lại. Do đó, BA cần phải phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến tổng thể hệ thống và phải quản lý được sự thay đổi đó qua từng phiên bản được cập nhật trong tài liệu.

Làm thế nào để trở thành một Business Analyst (BA)?
Để trở thành BA không nhất thiết bạn phải là người trong ngành IT, tuy nhiên để trở thành BA xịn thì đó là câu hỏi dành cho cả những người trong và ngoài ngành IT, vậy cần bổ sung những tố chất gì để trở thành BA? Chúng tôi xin đưa ra những phân tích bên dưới như sau:

1. Những người trong lĩnh vực IT (Ví dụ: Lập trình viên, chuyên viên kiểm tra phần mềm,….)
Nếu muốn trở thành một BA, họ cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ khác như kế toán, nhân sự, tài chính… Thường thì những người thuộc lĩnh vực này sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành một BA. Bởi ngoài kiến thức nền tảng chuyên về IT, thì tuỳ vào từng lĩnh vực dự án và tuỳ vào mức độ chuyên sâu của lĩnh vực đó, mà họ sẽ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan và chuyên sâu.

2. Những người không chuyên IT (Ví dụ: Kinh doanh, marketing,…)
Lợi thế thường thấy của nhóm đối tượng này đó là về kỹ năng giao tiếp cũng như đàm phán, họ là những người năng động, linh hoạt, và kỹ năng trao đổi cũng tốt hơn. Tuy nhiên rào cản lớn nhất của họ vẫn là kỹ thuật, để hiểu rõ, để có khả năng đàm phán thì họ cần nắm các hệ thống, quy trình kỹ thuật cần thiết, như thế thì mới có thể tư vấn rõ cho khách hàng được.

BA không xuất thân từ kỹ thuật thường làm trong các công ty/tổ chức/doanh nghiệp chỉ liên quan đến một lĩnh vực chuyên môn nào đó nhất định. Họ vẫn đóng vai trò cầu nối, nhưng sản phẩm cuối cùng mà BA này cùng nhóm phát triển phần mềm tạo ra phục vụ cho mục đích sử dụng nội bộ. Do đó, BA lúc này cần có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hơn.

3. Người vừa có kiến thức về IT, vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác
Những người thuộc nhóm này thường là những lập trình viên/quản lý dự án lâu năm, đã trải qua nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có kiến thức sẽ bao quát hết mọi lĩnh vực vừa IT, vừa kinh tế. Do đó, nhóm đối tượng này sẽ dễ dàng trở thành BA nhất. Tuy nhiên những người này thường có cảm giác trì trệ, chậm chạp. Vì vậy cái cần thay đổi của họ là nên thường xuyên cập nhật công nghệ mới cũng như linh hoạt trong mindset của mình mà thôi.

Các kỹ năng cần có của một Business analyst
1. Kỹ năng giao tiếp
Các BA cần giao tiếp rõ ràng các chi tiết như yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu và kết quả test, đây là các yếu tố quan trọng quyết định thành công của một dự án hay không. Ngoài ra kỹ năng ngoại ngữ và khả năng sử dụng văn bản để giao tiếp cũng là kỹ năng thiết yếu đầu tiên trong sự nghiệp của một BA.

2. Kỹ năng công nghệ
Để xác định các giải pháp kinh doanh, một BA nên biết những gì các ứng dụng công nghệ đang được sử dụng, những kết quả có thể đạt được thông qua các platform hiện tại và ứng dụng các công nghệ mới. Testing phần mềm và design hệ thống kinh doanh cũng là những kỹ năng phân tích kỹ thuật quan trọng. Để giao tiếp với khách hàng bạn cần dùng ngôn ngữ kinh doanh, còn để giao tiếp với team kỹ thuật thì chắc chắn bạn phải có kỹ năng này.

3. Kỹ năng phân tích
Muốn làm một BA tốt thì nên bao gồm các kỹ năng phân tích để xác định nhu cầu kinh doanh của khách hàng được hiểu đúng và truyển đạt chính xác vào các sản phẩm. Mặc khác, công việc của BA đôi lúc phải phân tích số liệu, tài liệu, các kết quả khảo sát với người sử dụng đầu tiên và quy trình làm việc để xác định quá trình xử lý để khắc phục vấn đề kinh doanh. Kỹ năng phân tích mạnh là lợi thế của một BA thành công.

4. Kỹ năng xử lý vấn đề
Ngành IT luôn luôn có sự thay đổi rất nhanh, công việc của các BA cũng thường xuyên bị thay đổi. Khi các chuyên gia đang developer các giải pháp kinh doanh của khách hàng, không có gì là chắc chắn cái đó sẽ được sử dụng, do đó việc tìm ra cách để nhanh chóng giải quyết vấn đề và tiến tới hoàn thành dự án một cách thành công là một trong những điều quan trọng của một BA.

5. Kỹ năng ra quyết định
Đây là kỹ năng quan trọng khác của một người BA. Một BA nên có khả năng đánh giá tình hình tốt, tiếp nhận đầu vào từ các bên liên quan và chọn một ra một hướng xử lý hợp lý với tình hình các bên.

6. Kỹ năng quản lý
Một kỹ năng khách mà BA cần có là khả năng quản lý dự án. Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, xử lý yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và giữ tất cả mọi người trong dự án trong vòng ràng buộc thời gian quy định chỉ là một số trong những kỹ năng quản lý mà một BA nên có.

7. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Khi đấu thầu cho các dự án của khách hàng, kỹ năng đàm phán của một BA phải sử dụng thường xuyên để đạt được mục tiêu là kết quả có lợi cho công ty và một giải pháp hợp lý cho khách hàng. Để duy trì các mối quan hệ tốt giữa các team bao gồm kinh doanh hay kỹ thuật và với các đối tác bên ngoài đòi hỏi một BA phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục mạnh mẽ.

Tổng kết BA là gì?
BA như là 1 cầu nối giữa khách hàng và team dự án, là người chuyển giao thông tin và là người hiểu rõ nhất về hệ thống mà họ sẽ thực hiện.


7 LỢI ÍCH KHI TRỞ THÀNH MỘT BUSINESS ANALYST