TOP 10 KỸ NĂNG HÀNG ĐẦU CHO BUSINESS ANALYST - TRANG BỊ NGAY HÔM NAY!
Những kỹ năng rành cho 1 BA là rất quan trọng trong quá trình làm việc, hãy cùng CODII tìm hiểu qua bài viết sau đây


Nếu bạn đang đọc bài viết này, mình tin chắc rằng bạn đã rất sẵn sàng để trở thành một BA chuyên nghiệp hoặc khao khát mãnh liệt đối với ngành nghề này. Vì nhiệm vụ chính của BA là cầu nối giữa khách hàng và nhóm phát triển dự án bao gồm cả coder, tester,...nên đôi khi các ngôn ngữ lập trình, kiến thức hệ thống trở thành rào cản lớn trên con đường trở thành BA chuyên nghiệp của một số bạn. Vậy nên nhiều bạn có chung một câu hỏi là BA có cần học lập trình và thiết kế ứng dụng không?

Thực chất, về cơ bản nếu BA có các kiến thức về những lĩnh vực trên sẽ giúp bạn trở nên dễ dàng giao tiếp với đồng nghiệp hơn nhưng không hẵn là bắt buộc phải có. Nhưng các kỹ năng bên dưới đây thì phải có nhé!

1. Phương pháp phát triển phần mềm - SDLC
SDLC là viết tắt của Software Development Life Cycle, có nghĩa là vòng đời phát triển phần mềm. Hiện nay, chúng ta vẫn hay nghe các cụm từ như Scrum, Agile, Waterfall thì đây chính là một số khái niệm về phát triển phần mềm. Vậy tại sao BA nên biết về những kỹ năng này?



Khi là một BA, bạn có thể làm trong nhiều dự án khác nhau mà mỗi dự án cần một phương pháp phát triển phần mềm phù hợp nên bạn cần nắm rõ về các khái niệm để chọn ra phương pháp tối ưu nhất. Từ đó, bạn có thể lập kế hoạch và theo dõi hoạt động của cả nhóm một cách dễ dàng hơn.

2. Công nghệ cấp cao (như cơ sở dữ liệu, lập trình hướng đối tượng,...)
Thực chất, BA không cần phải quá chuyên sâu về kiến thức dữ liệu hoặc lập trình hướng đối tượng. Tuy nhiên, khi bạn biết về các kiến thức này, việc viết tài liệu (document) và giao tiếp với đội ngũ phát triển (coder/ developer) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó khi giao tiếp với khách hàng, bạn còn có thể quản trị được các yêu cầu họ đặt ra là khả thi hay không, có cần để đàm phán lại hay không,.. Từ đó mà công việc trở nên trôi chảy và hiệu quả hơn.

3.Công cụ báo cáo 
Đôi khi trong một số doanh nghiệp, BA sẽ kiêm nhiệm vai trò của người báo cáo vậy nên khi thuần thục các công cụ này thì bạn sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí BA ở nhiều doanh nghiệp. Power BI hay Tableau là những công cụ hỗ trợ báo cáo tuyệt vời, dễ sử dụng.



Một trong những công cụ phổ biến và dễ dùng nhất hiện nay là Excel, hãy cố gắng học về một số hàm xử lý trong Excel, chắc chắn bạn sẽ nhận được đánh giá cao từ sếp.

4. Công cụ tạo mô hình UML
Các mô hình đặc tả hệ thống là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ dự án nào. Vì thế mà kỹ năng sử dụng các công cụ tạo mô hình UML như Rational Rose, Star UML (ứng dụng miễn phí) hay Enterprise Architect cũng là một kỹ năng rất cần thiết. 



Hãy tưởng tượng mọi thứ sẽ ra sao nếu sếp bạn yêu cầu vẽ UML nhưng bạn lại vẽ bằng giấy? Một bản vẽ chỉnh chu trên StarUML sẽ giúp bạn gây một ấn tượng cực tốt đối với cấp trên.

5. Công cụ BPM
Khi sử dụng thành thạo các công cụ BPM, việc vẽ và mô hình hóa các mô hình BPMN của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thay vì phải đọc hết tài liệu mới có thể hiểu hết hệ thống hay ứng dụng, các mô hình BPM giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn và giao tiếp hiệu quả hơn.

Hiện nay có nhiều công cụ từ đơn giản đến phức tạp được nhiều người tin dùng như MS Visio hay BizAgi (miễn phí).

6. Công cụ kiểm thử
Kiểm thử phần mềm là bước quan trọng trong quá trình đóng gói và bàn giao dự án cho khách hàng. Với tư cách đại diện khách hàng, BA là người kết hợp với tester thực hiện kiểm thử ứng dụng để chắc chắn rằng các chức năng hoạt động đúng và không có lỗi.

Bạn có thể tham khảo qua cách sử dụng các ứng dụng kiểm thử phần mềm như TestRail, Testpad hay Kobiton.

7. Công cụ quản lý yêu cầu
Công cụ quản lý yêu cầu sẽ giúp bạn và team bạn đảm bảo nhắm rõ và đầy đủ các yêu cầu khách hàng yêu cầu. Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi quản lý bằng các ứng dụng thông thường như Word, Excel bởi khó để theo sát là yêu cầu nào đã giải quyết, yêu cầu nào chưa, yêu cầu nào thay đổi, thay đổi bao nhiêu lần,..

Vậy nên việc sử dụng thành thạo các công cụ quảng lý yêu cầu như OSRMT, DOORS, Rational Requisite Pro là rất cần thiết cho một BA chuyên nghiệp.

8. Sơ đồ tư duy
Là một BA, bạn thường xuyên phải tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cho phần mềm cũng như thuyết trình, trình bày cho đội ngũ phát triển cũng như khách hàng. Trong các tình huống như thế, sơ đồ tư duy là một giải pháp hiệu quả giúp bạn trình bày vấn đề được rõ ràng, dễ hiểu hơn.
Không chỉ thế, khi đưa các vấn đề lên sơ đồ tư duy, bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn và tìm được phương án giải quyết các khó khăn một cách dễ dàng.

9. Công cụ tạo Prototype
Thay vì chỉ nói chung chung về các tính năng, cách thức hoạt động và các mô hình dữ liệu thì việc mô tả ứng dụng/trang web lên wireframe và prototype sẽ giúp khách hàng hình dung ra được cụ thể, chính xác hơn về ứng dụng của bạn.

Một số công cụ phổ biến hiện nay là iRise, SmartDraw hay Axure. Có một số ứng dụng khá đơn giản như Balsamiq nhưng một số ứng dụng lại phức tạp hơn như Axure thì bạn cần đầu tư thời gian để tìm hiểu và thuần thục cách sử dụng.

10. Bộ phần mềm các ứng dụng văn phòng của Microsoft
Nghe có vẻ rất đơn giản nhưng bộ công cụ của Mircrosoft rất hữu ích trong các công việc thường ngày của một BA.

Một buổi thuyết trình sẽ thành công hơn khi bạn biết cách làm trang trình chiếu thu hút với những hiệu ứng lạ mắt hoặc cách bố trí nội dung phù hợp. Vậy nên việc đầu tư thời gian vào bộ công cụ của Microsoft là không hề lãng phí.



6 nhóm kiến thức của Business Analyst